DỰ ÁN VỀ SỰ PHẢN ỨNG VÀ PHỤC HỒI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM SAU COVID 19
QUỸ TÀI TRỢ: TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ CANADA VỀ PHỤ NỮ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI.
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN:
Dự án kéo dài 30 tháng sẽ hỗ trợ cho phụ nữ trong việc phản ứng và phục hồi từ những ảnh hưởng của COVID-19 thông qua những thay đổi trong hệ thống. Hội Phụ Nữ Việt Nam tại Calgary sẽ lấy những thông tin này bằng việc tiến hành ghi nhận những văn bản về nhu cầu của phụ nữ Việt tại Calgary; nghiên cứu các hỗ trợ dịch vụ cộng đồng hiện có và tài liệu biện hộ cho nhóm dân cư bị phân biệt chủng tộc; viết thư cho chính phủ để kêu gọi hành động cho các tổ chức cộng đồng và đại diện chính phủ để giải quyết các lỗ hổng trong các dịch vụ hỗ trợ đã được xác định; gặp gỡ các nhà cung cấp dịch vụ để giúp thiết kế các chương trình và dịch vụ hòa nhập; và phổ biến các phát hiện của dự án giữa các bên liên quan và những người ra quyết định có ảnh hưởng để vận động cho các chính sách tài trợ và lập kế hoạch chương trình và dịch vụ phù hợp về mặt văn hóa.
Khi dự án kết thúc, tổ chức sẽ góp phần giải quyết các rào cản mang tính hệ thống bằng cách thúc đẩy các chính sách và thực tiễn mang tính toàn diện, khuyến khích chia sẻ tài nguyên một cách công bằng và hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường mạng lưới và sự hợp tác để đẩy nhanh quá trình thay đổi mang tính hệ thống. Dự án này sẽ thu hút sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu, nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng, chuyên gia lĩnh vực văn hóa dân tộc, các nhà lãnh đạo chính trị và phụ nữ có kinh nghiệm sống để giải quyết những thách thức về bình đẳng mà phụ nữ Việt Nam ở Calgary gặp phải, đặc biệt là những rào cản đối với an ninh kinh tế và sự phồn vinh của họ. Phối hợp với tổ chức Action Dignity, Hiệp hội Phụ nữ Việt Nam ở Calgary sẽ tìm cách thúc đẩy các khuyến nghị chính cho các hoạt động và chương trình nhằm phục hồi sau tác động của COVID-19. Tác động sẽ được ghi lại thông qua những đánh giá liên tục.
ĐỐI TÁC
W21C là tổ chức nghiên cứu và phát triển có chi nhánh tại viện nghiên cứu O’Brien cho sức khỏe cộng đồng và Calgary trong phạm vi dịch vụ sức khỏe trong phạm vi tỉnh bang Alberta của trường đại học tại Calgary (University of Calgary). Không gian hợp tác và sự đa dạng trong nhóm đã hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu mang đến những ý tưởng mới, nguyên mẫu, hoặc những sáng kiến về sức khỏe mới vào môi trường sức khỏe. Nhóm liên ngành của W21C là sự lý tưởng để kết hợp với CAVWA để thực hiện dự án này.
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
- KHẢO SÁT THÔNG TIN
Dự án bao gồm hai giai đọan trong quá trình thu thập thông tin. Giai đoạn một, chúng tôi đã tiếp cận với phụ nữ Việt tại Calgary qua hình thức khảo sát. Chúng tôi đã khảo sát được tổng cộng 110 người với đội ngũ team khảo sát từ cộng đồng bao gồm du học sinh và những người mới đến.
PHỎNG VẤN
- RÀO CẢN VỀ NGÔN NGỮ
Sau khi đã thu được kết quả khảo sát từ cộng đồng, chúng tôi đã tiếp cận với những nhà lãnh đạo trong cộng đồng để tiến hành phỏng vấn. Lý do cho sự chọn lựa đó là vì họ sẽ là những người có kiến thức về cộng đồng và sự thấu hiểu sâu về những vấn đề mà cộng đồng gặp phải. Đặc biệt là về những vấn về của phụ nữ trong việc phản ứng và phục hồi sau COVID-19, những người đến từ ngành sức khỏe và trường học sẽ có nhiều kinh nghiệm và quan sát hơn về vấn đề này.
NHỮNG PHÁT HIỆN SAU NGHIÊN CỨU
RÀO CẢN VỀ VẤN ĐỀ CHĂM SÓC
- RÀO CẢN VỀ NGÔN NGỮ
Vấn đề chính của cộng đồng là mặt ngôn ngữ; rất nhiều người nhập cư là người cao tuổi và không thể nói tiếng Anh lưu loát. Một vài người có thể nói tiếng Anh, nhưng về hệ thống sức khỏe đòi hỏi vốn từ vựng phức tạp hơn cho đại đa số dân số; điều này rõ ràng càng gây khó khăn cho phụ nữ Việt Nam. Nếu phụ nữ Việt Nam gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp tiếng Anh về lĩnh vực y tế với từ vựng và thuật ngữ, thì khi đó họ sẽ dễ bị tổn thương hơn.
- RÀO CẢN VỀ VĂN HÓA
Mặc dù các vai trò về giới tính truyền thống, trong đó người phụ nữ được coi là vị tha và sẵn sàng từ bỏ nhu cầu của mình để gia đình tốt đẹp hơn, không phải là đặc trưng của văn hóa Việt Nam, nhưng có lẽ, đó là một kỳ vọng lớn đối với phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi. Phụ nữ Việt Nam hy sinh vì người khác, và đôi khi, họ không quan tâm đến bản thân mình. Bên cạnh đó, phụ nữ Việt Nam thường ngại bày tỏ những lo lắng về sức khỏe tinh thần của mình, điều đó có nghĩa là những lo lắng này phổ biến nhưng không được chia sẻ cởi mở, cả trong cộng đồng của họ và rộng hơn.
- CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT VÀ VẤN NẠN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Những phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi đều nhấn mạnh về sự tồn tại của bạo lực gia đình trong cộng đồng người Việt nhưng lại ngại nói về sự tồn tại của nó. Nó khiến họ cảm thấy bất an trong việc chia sẻ nhu cầu và tìm kiếm sự giúp đỡ về sức khỏe và tinh thần. Điều này còn phức tạp hơn bởi các lỗ hổng gắn liền với vấn đề nhập cư và rào cản ngôn ngữ trong cộng đồng người Việt.
- VẤN ĐỀ VỀ THỜI GIAN CỦA CÔNG VIỆC CHĂM SÓC CHUYÊN SÂU
Vì rào cản ngôn ngữ, nhiều phụ nữ Việt Nam có nhu cầu được giúp đỡ từ cộng đồng. Họ cần ai đó giúp họ đi lại, phiên dịch và chăm sóc con nhỏ. Cộng đồng đã tình nguyện nhưng cần phục vụ toàn thời gian, và các tình nguyện viên không thể giúp đỡ. Vì vậy, nhiều phụ nữ Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm bác sĩ và chăm sóc sức khỏe của mình.
NHỮNG ĐỀ XUẤT
- PHÁT TRIỂN NHỮNG TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
Một chiến lược chính để khắc phục những thiếu sót trong việc cung cấp dịch vụ được xác định bởi những người tham gia nghiên cứu của chúng tôi là phát triển các tổ chức cộng đồng và hỗ trợ họ – thông qua tài trợ công cộng và các nguồn lực khác – để hiện thực hóa nguyện vọng của họ trong cộng đồng Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam tìm kiếm sự giúp đỡ từ một cộng đồng có nền văn hóa, đạo đức và ngôn ngữ tương tự, vì vậy tổ chức cộng đồng như Cavwa là điều cần thiết. Ví dụ về vấn đề bạo lực gia đình ở trên, một người tham gia đã chia sẻ những gì CAVWA có thể thực hiện được với một khoản tài trợ nhỏ.
- CUNG CẤP NHỮNG DỊCH VỤ CÓ THỂ HIỂU VĂN HÓA
Dựa trên những rào cản, Calgary nên có nhiều dịch vụ y tế có thể hiểu được văn hóa và đạo đức của người Việt Nam. Nó sẽ giúp người Việt Nam chia sẻ nhiều hơn các nhu cầu và vấn đề của họ.
TẢI BẢN ĐẦY ĐỦ CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TẠI ĐÂY